BỆNH LỢN NGHỆ - XOẮN
KHUẨN
Bệnh do xoắn khuẩn Leptospira gây nên, còn được gọi là
“bệnh Lepto”, “bệnh lợn nghệ”, “bệnh xoắn khuẩn” hay “bệnh Khét”. Bệnh có khả
năng lây sang người. Bệnh lây lan qua nước tiểu, qua phối giống, hoặc qua các
con vật trung gian truyền bệnh (đặc biệt là chuột). Vi khuẩn gây bệnh có thể tồn
tại trong chuồng lợn nhiều tháng trong điều kiện khí hậu ẩm ướt.
BỆNH LÉP TÔ (BỆNH XOẮN KHUẨN)
1.Đặc điểm chung:
Bệnh do xoắn khuẩn Leptospira gây nên, còn được gọi là
“bệnh Lepto”, “bệnh lợn nghệ”, “bệnh xoắn khuẩn” hay “bệnh Khét”. Bệnh có khả
năng lây sang người.
Bệnh lây lan qua nước tiểu, qua phối giống, hoặc qua các
con vật trung gian truyền bệnh (đặc biệt là chuột).
Vi khuẩn gây bệnh có thể tồn tại trong chuồng lợn nhiều
tháng trong điều kiện khí hậu ẩm ướt.
2. Triệu chứng:
Lợn nái dễ bị sẩy thai (xảy ra ở lợn nái chửa từ 2 tháng
trở lên), lợn con bị chết non và những lợn con yếu thường chết ngay sau khi
sinh.
Lợn bị sốt cao (40oC), lợn nhiễm bệnh trở nên uể oải, hay
ngủ lịm và có thể bị tiêu chảy.
Lợn có thể có các dấu hiệu thần kinh, bốn chân bị yếu và
lợn bị vàng da, vàng niêm mạc, nước tiểu màu vàng nâu.
3. Phòng
bệnh :
Hàng năm nên lấy mẫu máu lợn để phát hiện bệnh trong đàn
lợn. Những con có kết quả dương tính cần nhanh chóng được cách ly.
Tiêu diệt các con vật trung gian truyền bệnh, đặc biệt là
chuột, cách ly các loại vật nuôi khác khỏi khu vực chuồng lợn.
Tiêm vắc xin phòng bệnhcho lợn nái và lợn đực 2 lần/năm.
Đối với lợn thịt nên tiêm phòng vào lúc lợn được 3 tháng tuổi.
Nên giữ cho chuồng trại được khô ráo vì vi khuẩn
Leptospira không thể tồn tại lâu trong môi trường ấm áp và khô ráo.
4.Điều trị:
Dùng các loại kháng sinh như Pencillin, Tetracyclin,
Streptomycin phối hợp với Novocain 0,5% (tiêm bắp).
Dùng Stencil (Streptomycin + Suanovemberil) 1ml/5 kg thể
trọng, 2 lần/ngày, trong vòng từ 3 đến 4 ngày.
Dùng phối hợp 2 loại thuốc: sáng dùng Pneumotic 1ml/10
kg, chiều dùng Spectilin 1ml/10 kg, sử dụng liên tục trong 5 ngày
liền.
Nguồn
tin: USAID
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét