Thứ Tư, 29 tháng 1, 2014

BỆNH GẠO LỢN

BỆNH GẠO LỢN

Bệnh gạo lợn là bệnh nguy hiểm, có khả năng lây từ người sang lợn và từ lợn sang người. Đối với lợn Lợn kém ăn, gầy yếu, sút cân, đi lại khó khăn. Dưới da và trong thịt có nhiều nốt cục lổn nhổn, nhất là vùng xung quanh mạch máu. Mạch máu tắc nghẽn bởi những hạt gạo lợn. Lợn có thể bị liệt hay què, có khi kiệt sức chết. Thịt lợn gạo không sử dụng được, cần phải loại bỏ, gây tổn hại về kinh tế.


1.Thông tin chung:
Bệnh gạo lợn là bệnh nguy hiểm,có khả năng lây từ người sang lợn và từ lợn sang người.
Đối với lợn
Lợn kém ăn, gầy yếu, sút cân, đi lại khó khăn.
Dưới da và trong thịt có nhiều nốt cục lổn nhổn, nhất là vùng xung quanh mạch máu.
Mạch máu tắc nghẽn bởi những hạt gạo lợn. Lợn có thể bị liệt hay què, có khi kiệt sức chết.
Thịt lợn gạo không sử dụng được, cần phải loại bỏ, gây tổn hại về kinh tế.
Đối với người
Sán trưởng thành sống trong ruột non, hút chất dinh dưỡng và thải độc tố làm người bị gầy còm, ốm yếu.
Nếu ấu trùng ký sinh ở não thì gây chèn ép, cản trở sự lưu thông của tuần hoàn não nên bệnh nhân thường có biểu hiện nhức đầu, đôi khi bị co giật như động kinh.
Ấu trùng ký sinh ở mắt thì làm cho mắt bị mờ, ấu trùng ký sinh ở cơ thì làm cho bệnh nhân bị mỏi và đau cơ.
2.Nguyên nhân:
Người và lợn bị bệnh  là do bị nhiễm ấu trùng sán dây. Loại sán dây dài từ 2-7 m, có khoảng 700-1000 đốt, đốt sán hình chữ nhật, bên trong chứa đầy trứng. Đốt sán khi già bị rụng, chứa đầy trứng sán và thải ra ngoài theo phân người.
3.Phòng bệnh:
Từ vòng đời của sán dây ta thấy, trứng sán có trong phân theo thức ăn vào trong cơ thể lợn hình thành nên gạo lợn, người ăn phải gạo lợn và mắc bệnh, do vậy để phòng bệnh cần thực hiện tốt các việc sau:
Xây dựng tốt hố xí 2 ngăn, không đi ngoài bừa bãi.
Sau khi đại tiện cần rửa sạch tay.
Không ăn thịt sống, thịt tái, rau sống.
Tuyệt đối không ăn thịt lợn gao, khi phát hiện thịt lợn gạo cần báo cho Thú y, mang thịt đi tiêu hủy, chôn sâu và rắc vôi bột.
Không thả lợn rông.
Xây chuồng lợn đúng quy cách, nuôi lợn nhốt, làm vệ sinh chuồng sạch sẽ.
Phân người trước khi bón ruộng, bón cho cây trồng cần phải được ủ nóng để diệt trứng giun, trứng sán, ấu trùng sán. (tốt nhất bà con nên sử dụng men EMUNIV để ủ phân thường xuyên).
Đối với người cần định kỳ tẩy giun sán 1 năm 2 lần.
4.Điều trị:
Hiện nay, vẫn chưa có thuốc điều trị bệnh gạo lợn mà chỉ dùng biện pháp phòng bệnh là chính.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét